Đây là phần tiếp theo của Phần 1.
Thẩm Định Thị Trường
Một khi bạn đã nói chuyện với người sử dụng và thẩm định được vấn đề tồn tại, bạn cần phải chắc chắn thị trường đủ lớn để thực hiện ý tưởng của mình. Tìm hiểu người sử dụng sản phẩm của bạn sẽ đến từ đâu, và bao nhiêu doanh thu tiềm năng có trong các cơ hội thị trường?
Bằng cách thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về thị trường tiềm năng, bạn sẽ có thể dự toán khoa học về quy mô của đối tượng khách hàng mục tiêu và số lượng khách hàng bạn có thể có được. Bằng cách thu thập này cũng sẽ giúp bạn tìm ra một cấu trúc giá cả tương đối cho các sản phẩm, điều này sẽ có giá trị khi bạn bắt đầu thực hiện kế hoạch tài chính khác.
THỊ TRƯỜNG CẦN PHẢI LỚN NHƯ THẾ NÀO?
Nếu như bạn chỉ cần sản phẩm có doanh thu chỉ vài nghìn đô một tháng thì thị trưởng nhỏ cũng có thể đáp ứng được. Nhưng nếu bạn có tham vọng lớn và muốn doanh thu từ sản phẩm hàng tỷ đô la và trở thành nhà khởi nghiệp lớn mạnh tiếp theo, thì bạn sẽ cần phải đảm bảo tồn tại một thị trường lớn.
“NHƯNG TÔI SẼ TẠO RA THỊ TRƯỜNG CỦA RIÊNG TÔI!”
Điều đó là thật, đôi khi một sản phẩm thật sự sáng tạo sẽ tạo ra một thị trường hoàn toàn mới. Trước khi Whole Foods tồn tại, thị trường thực phẩm hữu cơ nhỏ hơn rất nhiều. Uber đã tạo ra một dịch vụ vận chuyển hoàn toàn mới theo yêu cầu bằng cách kết nối công nghệ và những người có ô tô. Nếu thị trường có thể tạo ra, thì hãy thật cẩn thận về giả định rằng ý tưởng của riêng bạn sẽ có được một số phận tương tự. Nhìn sâu để hiểu và dự đoán thị trường. Tóm lại, để sản phẩm của bạn thành công, cuối cùng bạn sẽ phải tìm một thị trường cho sản phẩm. Hãy tiến hành một cách thận trọng!
Dưới đây là một vài công cụ bạn có thể sử dụng để thẩm định thị trường cho sản phẩm của bạn:
Google Trends cho phép bạn so sánh số lượng tương đối các thuật ngữ tìm kiếm. Công cụ này cho bạn biết nhu cầu đối với từng giai đoạn đã thay đổi trong 12 tháng qua.
Google AdWords’ Keyword Planner tiết lộ lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng cho một từ khóa nhất định. Công cụ này cũng cung cấp cho bạn một ước tính đối với đối thủ cạnh tranh và giá thầu đề nghị. Sử dụng dữ liệu này, bạn có thể ước tính được bạn sẽ kéo được bao nhiêu traffic đến trang web của bạn bằng cách sử dụng quảng cáo trả tiền của Google Adwords hoặc thông qua những kết quả hiện thị ngay trên đầu của công cụ tìm kiếm.
Nghiên cứu kĩ đối thủ cạnh tranh cho phép bạn hiểu đối thủ cạnh tranh trong tương lai của bạn cũng đang cố gắng để giải quyết một vấn đề tương tự. Nếu bạn đang tập trung vào một thị trường nhỏ, chỉ việc tìm kiếm một đối thủ cạnh tranh là đủ. Nhưng nếu bạn đang tập trung vào một thị trường lớn hơn, bạn cần tìm kiếm thêm ít nhất ba đối thủ. Bên cạnh đó tìm kiếm đối thủ cạnh tranh trực tiếp, tìm kiếm những đối thủ cung cấp các sản phẩm và giải pháp tương tự. Sau đó, tìm hiểu càng nhiều càng tốt về đối thủ. Nghiên cứu hồ sơ của đối thủ, đọc blog và tìm kiếm thông tin của đối thủ trên các phương tiện truyền thông. Tìm hiểu về quy mô của đối thủ, phương pháp định giá, khả năng tài chính và tính năng sản phẩm.
- Moz có thể chạy kiểm tra nội dung trên các trang web đối thủ cạnh tranh giúp bạn biết đối thủ được xếp hạng như thế nào qua các từ khóa và phần nội dung nào của họ thủ được chia sẻ rộng rãi nhất. Tất cả điều này sẽ là thông tin có giá trị.
“NẾU TÔI KHÔNG THỂ TÌM ĐƯỢC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NÀO?”
Nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào, thì rất có thể bạn đã hoặc là bị bỏ sót điều gì đó trong nghiên cứu của bạn hoặc bạn đang nghiên cứu trên một vấn đề mà không thực sự tồn tại. Tuy nhiên, có thể có ngoại lệ nếu bạn đang bắt đầu một doanh nghiệp rất nhỏ, doanh nghiệp của bạn có cơ hội không có đối thủ nào.
Một lĩnh vực khác cần xem xét khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh là các công ty có thể cố gắng để phát triển một cách nhanh chóng sản phẩm hoặc lĩnh vực dịch vụ mới khi mà tính thị trường của họ phát sinh tính cạnh tranh. Trong khi vấn đề này chưa phải là mối quan tâm cấp bách, thì bạn hãy bỏ tiền ra và nhanh chóng xác định xem ai sẽ là người tiếp theo cung cấp sản phẩm tương tự như của bạn vì vậy bạn mới có thể giành chiến thắng trên thị trường. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị và đưa ra một kế hoạch để xử lý các tình huống phát sinh.
Khi bạn đã thẩm định được thị trường, bạn sẽ sẵn sàng chuyển sang phần thú vị: thẩm định sản phẩm.
Thẩm Định Sản Phẩm
Chỉ có một cách để đảm bảo sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề bạn đang tập trung là: bắt tay vào nghiên cứu và xây dựng một nguyên mẫu.
Nó không quan trọng nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật, bạn không cần một kỹ sư xây dựng một nguyên mẫu tuyệt vời. Thay vì chọn các kỹ thuật tạo mẫu đắt tiền và tốn thời gian, hãy giữ cho mọi thứ mạch lạc dễ hiểu.
Một khi bạn đã xây dựng nguyên mẫu, bạn sẽ bắt đầu thử nghiệm với người sử dụng để thu thập thông tin phản hồi và học hỏi từ người dùng càng nhiều càng tốt.
1. XÂY DỰNG NGUYÊN MẪU
Ngay cả khi mục tiêu cuối cùng của bạn là xây dựng một trang web hoặc ứng dụng ưa thích, bạn không thực sự cần phải viết bất kỳ mã nào để xác nhận ý tưởng.
Khi bạn xây dựng mẫu, hãy thật sáng tạo! Xác định chính xác giá trị cốt lõi sản phẩm của bạn, và nghĩ ra cách để kiểm tra xem nó hoạt động theo cách đơn giản nhất có thể.
Giả sử ý tưởng sản phẩm của bạn là một loại thiết bị phần cứng và thiết bị phần mềm mới để giúp người dùng khiếm thị di chuyển trong nhà của họ. Định vị và bộ cảm biến độ gần sẽ xác định vị trí của người dùng, và một vành đai rung sẽ nói cho họ biết hướng đi mà họ cần để di chuyển trong nhà. Xây dựng một phiên bản thực tế của sản phẩm này sẽ rất tốn kém và tốn thời gian.
Hãy nghĩ đơn giản! Bạn có thể lập kế hoạch và chế tạo thử nghiệm ý tưởng trong 30 phút, mà không thực sự cần người dùng khiếm thị để thử nghiệm. Trong một thí nghiệm mẫu, chúng tôi đã thử nghiệm với một mẫu sản phẩm rất đơn giản: Chúng tôi bịt mắt một trong những thành viên trong nhóm của chúng tôi và mô phỏng sản phẩm bằng cách tác động trên eo của anh ta để mô phỏng những rung động của dây đai. Đó là một thiết lập vô cùng đơn giản, cho phép chúng tôi thực hiện các thử nghiệm cơ bản ban đầu của một ý tưởng sản phẩm và nhận được thông tin phản hồi ngay lập tức.
Nếu bạn hoàn toàn không quen thuộc với nguyên mẫu, và muốn tìm hiểu thêm trước khi bắt tay vào làm, hãy tham khảo các nguồn này:
- “Content-First Prototyping,” Andy Fitzgerald
- “The Skeptic’s Guide to Low-Fidelity Prototyping,” Laura Busche
- “Prototyping for Better Products, Stronger Teams and Happier Clients,” Scott Hurff
2.THỬ NGHIỆM NGUYÊN MẪU VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG
Thử nghiệm này có thể khiến bạn e dè, đặc biệt nếu trước đây bạn chưa thực hiện. Phải tìm kiếm người dùng ở đâu và chạy thử nghiệm với người dùng như thế nào buộc bạn phải “công khai” ý tưởng sản phẩm của bạn. Điều này khó khăn hơn nhiều so với làm việc trên bàn với ý tưởng giả định. Một khi bạn đã thực hiện thử nghiệm với vài người dùng đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu thấy quá trình thử nghiệm hoạt động như thế nào, không chỉ là khởi nguồn của việc hiểu vấn đề sâu sắc mà còn mang lại rất nhiều niềm vui.
PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM NGƯỜI DÙNG GẦN
Việc tìm những người xung quanh bạn và để họ thành đối tượng thử nghiệm là một điểm khởi đầu tuyệt vời. Lý tưởng nhất là tìm được người dùng trong đối tượng mục tiêu của bạn – những người thực sự bị khiếm thị. Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm của thử nghiệm, bạn có thể nhận được thông tin phản hồi hữu ích chỉ cần bằng cách thử nghiệm trên những người xung quanh bạn và chạy thử nghiệm đơn giản, như chúng ta đã thử nghiệm với những người khiếm thị.
Một khi bạn tìm hiểu thêm từ những thử nghiệm người dùng gần và có khả năng mô phỏng sản phẩm của bạn, xem xét đến các thông tin phản hồi bạn thu thập, bạn có thể tiếp tục thử nghiệm trên người sử dụng mục tiêu của bạn.
THỬ NGHIỆM NGƯỜI DỤNG TỪ XA
Nếu bạn không thể tìm thấy các đối tượng thử nghiệm hoàn hảo từ cộng đồng địa phương của bạn, có rất nhiều cách tuyệt vời để thử nghiệm với người dùng từ xa. Dưới đây là một vài công cụ để giúp bạn chạy thử nghiệm từ xa:
Thử nghiệm tự động, “không kiểm duyệt” thay thế cho phỏng vấn người dùng bằng cách ghi lại trải nghiệm của người dùng trên màn hình khi họ sử dụng sản phẩm của bạn.
Đây là cách nhanh chóng và tương đối rẻ để có được những hiểu biết và phản ứng từ một số người sử dụng về nguyên mẫu của bạn.
Là công cụ để lên lịch trình phỏng vấn bằng Skype với người dùng từ xa.
Mục đích của việc thẩm định sản phẩm cho dù từ xa hay trực tiếp là để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn giúp giải quyết đúng vấn đề một cách hiệu quả nhất. Có nhiều khả năng bạn sẽ quản lý để làm điều này một cách hoàn hảo vào khoảng thời gian đầu – nhưng điều đó hoàn toàn tốt đẹp! Việc lặp đi lặp lại, chỉnh sửa và đào sâu là một phần tự nhiên của quá trình thẩm định sản phẩm và là một trong những lý do tại sao tạo mẫu là một kỹ thuật có giá trị như vậy.
Một khi bạn bắt đầu thu thập thông tin phản hồi tích cực mạnh mẽ từ người dùng mục tiêu bằng cách kiểm tra các mẫu thử nghiệm, đó là thời gian để chuyển sang giai đoạn cuối cùng của quá trình thẩm định tinh gọn.
(Mời bạn xem tiếp Phần 3)