Teracy's Blog

Get experience shared!

10 điều Nhân Viên Mong Muốn Từ Các Nhà Lãnh đạo (Nhưng Sẽ Không Thổ Lộ)

CREDIT: Getty Images

Không có gì là bí mật cả. Sự hài lòng của nhân viên mang lại tất cả những yếu tố thành công trong kinh doanh. Một nhân viên nhảy việc có thể khiến công việc làm ăn bị thiệt hại khoảng 20% lương chi trả cho họ, chi phí kinh doanh của bạn xoay quanh 20% tiền lương của anh ta hoặc cô ấy – và đó chỉ là một phần của tác động. Năng suất lao động, văn hoá công ty và danh tiếng thương hiệu có thể bị ảnh hưởng chỉ vì sự ra đi của một thành viên.

Hãy là người trung thực. Tuy nhiên, thật sự mà nói không phải luôn luôn có sự giao tiếp cởi mở giữa giám đốc điều hành và nhân viên. Ngay cả khi điều này tồn tại, nhân viên thường e ngại bộc lộ những điều họ mong muốn, nhu cầu và phản hồi của họ sẽ khiến họ có vẻ là những người đang phàn nàn, do đó dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Nếu một lực lượng lao động sáng tạo, năng suất và đầy nhiệt huyết nằm trong danh sách ưu tiên của bạn trong năm 2017, thì hãy cân nhắc một số điều mà nhân viên của bạn có thể mong muốn nhưng họ sẽ chẳng hề nói cho bạn biết.

1. Cập nhật công nghệ ở nơi làm việc

Nếu công nghệ không tồn tại, không hoạt động đúng hoặc không giúp nhân viên của bạn làm việc, năng suất sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài các công nghệ phổ biến ở nơi làm việc, có rất nhiều ứng dụng di động, các công cụ tương tác, các công cụ đa phương tiện và nhiều phần mềm, máy móc khác rất đáng được đầu tư để nâng cao năng suất, hiệu quả và sự tham gia tích cực của nhân viên.

2. Cắt giảm quản lý vi mô

Quản lý vi mô làm suy yếu khả năng tư duy của lực lượng lao động. Nó cũng sẽ khiến đội ngũ quản lý bị dàn trải, và nhân viên bị mất quyền tự chủ. Đây không phải là môi trường dành cho sự đổi mới phát triển, và có thể khiến cho những nhân viên tài năng rcủa bạn rời khỏi công ty.

3. Linh hoạt hơn

Tính di động là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà công nghệ mang đến cho lực lượng lao động ngày nay. Hơn 60 phần trăm người lao động báo cáo rằng nhờ tính năng này, họ có thể chọn lựa làm bán thời gian ngoài văn phòng. Theo một báo cáo của Forbes, nói chung những người lao động này nói cũng cảm thấy hạnh phúc hơn, bởi vì họ “tận hưởng sự tự do và tính linh hoạt.”

40% lao động còn lại thì sao? – Đừng quá ngạc nhiên nếu họ bỏ việc để nhảy sang một công ty khác hỗ trợ họ có được sự cân bằng lớn hơn giữa cuộc sống và công việc.

4. Một tương lai nghề nghiệp rõ ràng

Nhân viên của bạn muốn biết có những cơ hội gì phía trước và cũng muốn biết rằng tổ chức của bạn có nhận ra họ là đối tượng phù hợp cho tương lai của tổ chức. Không có một tầm nhìn rõ ràng, không có động lực thúc đẩy, thì nhân viên sẽ cảm thấy không được thoả mãn và không được đánh giá cao.

5. Cơ hội giáo dục liên tục

87% những người trẻ tuổi cho rằng sự phát triển rất quan trọng trong công việc, đó là nhân tố hàng đầu để duy trì nhân viên. Nếu bạn muốn nuôi dưỡng một lực lượng lao động đầy tham vọng, bạn phải cung cấp cho họ cơ hội để tiếp tục học tập, trau dồi kỹ năng và phát triển như các chuyên gia.

6. Môi trường làm việc lý tưởng

Khoảng 30 phần trăm cuộc sống con người được sử dụng để làm việc. Theo báo cáo của Medical News Today, việc ngồi quá lâu trong một khoảng thời gian dài mỗi ngày gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của chúng ta. Bằng cách đầu tư vào các vật dụng như ghế ngồi, bàn làm việc và bàn phím, bạn có thể tạo môi trường lành mạnh hơn cho nhân viên của mình, cho phép họ làm việc ít hơn và hiệu quả hơn. Một không gian làm việc thoải mái hơn cũng sẽ cải thiện sự tích cực của nhân viên và năng suất tổng thể.

7. Các quy trình hợp lý và hiệu quả

Một yếu tố khác giết chết sự hài lòng công việc là các quy trình bất hợp lý. Nếu nhân viên buộc phải tuân thủ quy trình làm việc và các giao thức mà họ biết là không hiệu quả và tổ chức không có động thái cải tiến nào, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm một ông chủ có tầm nhìn chiến lược rộng lớn hơn.

Các mẹo nhỏ: Công nghệ quản lý tài sản, không gian và nơi làm việc sẽ giúp các nhà lãnh đạo xác định được những tắc nghẽn bất hợp lý trong quy trình làm việc và điều chỉnh kế hoạch chung để sắp xếp các quy trình và hỗ trợ tốt hơn các yêu cầu về nguồn lực.

8. Công nhận và đánh giá

Nhân viên luôn muốn được các nhà quản lý và lãnh đạo điều hành quan tâm, lắng nghe. Họ muốn được công nhận khi họ hoàn thành tốt công việc, nhận được các phản hồi mang tính đóng góp, xây dựng nếu họ làm chưa tốt và thường xuyên đánh giá hiệu suất công việc để họ biết trình độ của họ đang ở đâu.

9. Các nội dung bao hàm

Khoa học đứng đằng sau lý do tại sao phương tiện truyền thông xã hội lại phổ biến trong cộng đồng như thế, đó là nơi và là phương tiện để con người chúng ta truyền tải các mong muốn vốn có của chính mình. Sự bình đẳng giữa các văn phòng làm việc biểu hiện nền văn hóa công ty vững chắc, là điểm tựa tuyệt đối để nhân viên tin tưởng gắn bó một chặng đường dài. Hãy xác định mục đích và giá trị của thương hiệu, chỉ định các đại sứ văn hoá, đầu tư vào việc cư xử và đối đãi với nhân viên của bạn và xây dựng các sự kiện để tăng cường mối quan hệ giữa các văn phòng.

10. Sự đền bù công bằng

Chúng tôi để “mong muốn” này vào cuối danh sách vì đáng ngạc nhiên là đây không phải mục được ưu tiên nhất trong danh sách các mong muốn của nhân viên, nhưng nó vẫn đặt ra những vấn đề mà tổ chức cần lưu ý đến. Nhân viên của bạn biết giá trị của họ, và các nền tảng trực tuyến như GlassdoorPayScale thấu hiểu điều đó. Sự đền bù cạnh tranh sẽ giữ cho nhân viên của bạn trung thành và luôn có động lực trong công việc.

Chỉ vì nhân viên của bạn đã không đề cập đến các mong muốn trên, điều đó không có nghĩa là chúng không nằm trong những mục lưu tâm hàng đầu. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đang nỗ lực hết mình để đáp ứng đầy đủ 10 mong muốn và nhu cầu đó, bạn sẽ có được một lực lượng lao động năng suất hơn, cảm thấy hài lòng hơn và hạnh phúc hơn.

Nguồn dịch: 10 Things Employees Want From Leaders (But Won’t Tell Them)

Comments