Khi suy nghĩ về UX (trải nghiệm người dùng), chúng ta thường nghĩ đến các tính năng đơn giản, đẹp và dễ sử dụng của sản phẩm, làm cho cuộc sống người sử dụng dễ dàng hơn. Nhưng sự thật rằng, tính năng nó chỉ là 1 phần nhỏ của sản phẩm. Chúng chỉ là một vài trong số nhiều giải pháp có thể nghĩ ra để giải quyết vấn đề của người dùng. Tư Duy Hướng Sản Phẩm có nghĩa là suy nghĩ về các vấn đề của đối tượng người dùng nào đó, trong công việc phải làm, mục tiêu và doanh thu.
Cốt lõi của trải nghiệm người dùng không phải là bộ các tính năng, mà thực ra nó là công việc mà người sử dụng muốn sản phẩm làm cho họ. Ví dụ như cốt lõi trải nghiệm người dùng của Uber là cho phép gọi xe taxi dễ dàng bất cứ lúc nào. Bộ đếm giờ, hiển thì chính xác khi nào thì xe sẽ tới, nó là một tính năng phù hợp để mở rộng trải nghiệm này. Tuy nhiên sản phẩm Uber vẫn chạy dù có tính năng này hay không, nhưng tính năng đếm giờ này sẽ không thể chạy nếu không có sản phẩm. Có mối quan hệ 1 chiều giữa tính năng và sản phẩm đó là tính năng không thể chạy nếu thiếu sản phẩm. Đó là lý do tại sao người thiết kế nên tư duy theo hướng sản phẩm trước.
“Nên tư duy hướng sản phẩm, chứ không phải hướng tính năng”
Khám phá mục đích của sản phẩm là gì
Mỗi Sản phẩm đều có một trải nghiệm người dùng cốt lõi, cơ bản đó là lý do để sản phẩm tồn tại. Nó đáp ứng nhu cầu hoặc xử lý vấn đề nào đó của con người. Do đó, nó trở nên ý nghĩa và cung cấp một giá trị nào đó. Nếu vấn đề không tồn tại hoặc giải pháp đưa ra không phù hợp, sản phẩm sẽ trở nên vô nghĩa và mọi người sẽ không ai dùng nó; rồi cuối cùng cũng sẽ dẫn đến sản phẩm thất bại. Giải pháp sai có thể được sửa, nhưng vấn đề mà không tồn tại thì không thể điều chỉnh được. Vậy làm thế nào để có thể chắc chắn tìm được vấn đề đó? Chúng ta không thể chắc chắn 100%, nhưng chúng ta có thể tối thiểu hóa các rủi ro thật nhiều bằng cách quan sát và nói chuyện với mọi người. Từ đó, khám phá vấn đề và xây dựng giải pháp mà người sử dụng muốn.
„Đó không phải là việc của khách hàng để biết mình muốn gì” — Steve Jobs
Ví dụ, (Clay Christensen) đã từng cố gắng cải thiện doanh số bán sữa lắc, anh ta cố làm cho sữa ngọt hơn, cung cấp nhiều hương vị và làm cái ly to hơn một tí. Nhưng không mang lại kết quả, cho đến khi anh ta bắt đầu quan sát người ta mua hàng của mình. Và tìm ra rằng khi người ta mua sữa lắc thì thực ra là họ muốn trên đường đi làm bớt nhàm chán hơn. Lợi ích lớn nhất sữa lắc mang lại là nó đặc và để được lâu hơn và cảm giác no hơn các loại sữa khác. Đây chính là vấn đề, người sửa dụng không biết như vậy. Cuối cùng thì anh bán sữa lắc này đã đưa ra giải pháp làm cho sữa đặc hơn và từ đó tăng trưởng doanh số cho mình.
„Hãy theo đuổi một vấn đề, chứ đừng theo đuổi một giải pháp cụ thể nào đó” — Laura Javier
Tư duy hướng sản phẩm và xây dựng tính năng đúng cho đúng người dùng
Tư Duy Hướng Sản Phẩm giúp xây dựng các tính năng thành công. Bằng việc xác định các vấn đề mà sản phẩm đang có, nó trả lời câu hỏi rằng “tại sao chúng ta xây dựng sản phẩm này?”. Xác định đối tượng khách hàng “ai bị vấn đề này?” và xác định giải pháp “chúng ta sẽ làm cái này như thế nào?” sẽ đủ đễ dẫn lối và tạo ra một tính năng mới. Sắp đặt một mục tiêu sẽ giúp đo lường thành quả của tính năng này.
Bộ Vấn đề và Giải pháp
Sản phẩm sẽ ý nghĩa hơn khi mà được cung cấp đúng giải pháp. Giải pháp này mô tả cách vấn đề sẽ được giải quyết như thế nào. Do đó, Bộ Vấn đề và Giải pháp định nghĩa trải nghiệm người dùng cốt lõi của sản phẩm. Các tính năng cụ thể sẽ chỉ trợ giúp và mở rộng trải nghiệm cốt lõi, nhưng sẽ không thể thay thế nó. Thiết kế tương tác (Interaction Design) và thiết kế trực quan (Visual Design) có thể làm sản phẩm đẹp, dễ sử dụng và làm sản phẩm nổi bật hơn so với các sản phẩm khác nhưng sẽ không làm sản phẩm có ý nghĩa hơn. Đây là lý do tại sao bộ vấn đề và giải pháp là tối quan trọng đối với sự thành công của sản phẩm.
Định nghĩa sản phẩm
Khi tư duy hướng sản phẩm, trước tiên người thiết kế UX cần trả lời được những câu hỏi sau:
Chúng ta đang giải quyết vấn đề gì? (Vấn đề người dùng)
Cho ai? (Đối tượng tham gia)
Tại sao? (Tầm nhìn)
Làm như thế nào? (Chiến lược)
Chúng ta muốn đạt được những gì? (Mục tiêu)
Chỉ đến khi nào trả lời được tất cả các câu hỏi này thì mới tới lúc chúng ta nghĩ đến việc chính xác là chúng ta đang làm gì (Tính năng).
Sức mạnh của Tư Duy Hướng Sản Phẩm
Tư Duy Hướng Sản Phẩm mang lại nhiều lợi thế cho người thiết kế trong việc xây dựng tính năng phù hợp cho đúng đối tượng người dùng. Nó giúp hiểu được trải nghiệm người dùng một cách tổng quan; Không chỉ là Thiết kế tương tác và Thiết kế trực quan của các tính năng. Nó đảm bảo rằng các nhà thiết kế giải quyết các vấn đề thực sự của người sử dụng và theo đó làm giảm nguy cơ xây dựng một cái gì đó không ai muốn. Nó cho phép đưa ra các quyết định đúng đắn khi xây dựng các tính năng.
“Xây dựng tính năng thì dễ, xây dựng tính năng đúng cho đúng người dùng mới khó”
Tư Duy Hướng Sản Phẩm cho phép nhà thiết kế UX hỏi được những câu hỏi đúng, để xây dựng những tính năng đúng và để giao tiếp với những bên liên quan hiệu quả hơn. Nó cho phép người thiết kế nói “không” và cho phép ta do dự trước khi thêm tính năng mới nào. Bất cứ khi nào một tính năng mới được yêu cầu hoặc là ai đó có ý tưởng nào đó cho sản phẩm, người thiết kế sẽ có thể hỏi những câu hỏi phù hợp, trước khi phác thảo bản vẽ hoặc xây dựng giao diện bắt mắt:
“Cái này có khớp với sản phẩm?”
“Nó sẽ phục vụ cho vấn đề người dùng chứ?”
“Người ta muốn hay cần nó? Hãy thăm dò trước!”
Việc này sẽ giúp sản phẩm mềm mỏng và hiệu quả.
Kết luận
Tư Duy Hướng Sản Phẩm đảm bảo cho người thiết kế xây dựng tính năng phù hợp với người dùng phù hợp và xử lý những vấn đề thực tế của mọi người. Nó tăng cường khả năng ra quyết định đúng và là nền tảng của thành công trong xây dựng sản phẩm mà người dùng muốn. Tư Duy Hướng Sản Phẩm đặt ra một mối quan hệ hiệu quả giữa việc quản lý sản phẩm và thiết kế giao diện người dùng và do đó dẫn tới sản phẩm sẽ mạnh mẽ hơn. Đó là lý do tại sao Tư Duy Hướng Sản Phẩm sẽ là thế hệ tiếp theo trong thiết kế trải nghiệm người dùng.
Nguồn: Why Product Thinking is the next big thing in UX Design