Teracy's Blog

Get experience shared!

Trải Nghiệm Người Dùng (UX) 101 Cho Các Công Ty Khởi Nghiệp

Khách hàng không quan tâm đến giải pháp của bạn, họ quan tâm đến vấn đề của họ.” – Dave McClure

1. Ưu tiên tính hữu ích trước, tính sử dụng sau: Dụng cụ lột vỏ chuối có phải là một sản phẩm hữu ích không? Sản phẩm & dịch vụ phải có tính hữu ích trước khi được đưa vào sử dụng. Sản phẩm cần có giá trị tiện ích rõ ràng khi đáp ứng nhu cầu về thể chất hoặc tâm lí của con người.

Tại sao sản phẩm của bạn hữu ích?

2. Trọng tâm: Có điểm gì chung giữa Instagram, Dropbox, Basecamp, và Airbnb? Tất cả các ứng dụng đều có nhiệm vụ riêng và thực hiện tốt chức năng!

Khổng Tử có câu “Nếu đuổi theo hai con thỏ, bạn sẽ chẳng bắt được con nào.

Mỗi sản phẩm có một điểm mạnh riêng và phải xác định được trọng điểm để làm cho sản phẩm có sức hút. Những công ty khởi nghiệp thường có xu hướng thêm quá nhiều tính năng, khiến cho sản phẩm không có điểm nhấn, không những không hữu ích mà còn không khả dụng, thế thì làm sao có thể thu hút được người mua.

Nhiệm vụ quan trọng mà bạn cam kết thực hiện đối với người dùng sản phẩm của bạn là gì?

3. Sản phẩm có mức giá tối thiểu: Người ta thường nói vế các sản phẩm có tính khả dụng tối thiếu, tuy nhiên chất lượng của chúng thường rất kém. Không phải vì các sản phẩm này do những người không đủ năng lực thực hiện mà bởi vì các sản phẩm này được phát hành sớm, không xuất phát từ quan điểm của người mua hay người sử dụng. Không phải vì các sản phẩm này không hữu dụng, mà bởi vì các sản phẩm này có những chức năng mà người dùng thực sự không dùng tới.

Vì vậy, hãy bỏ những sản phẩm có tính khả thi cực tiểu đi và bắt đầu với một sản phẩm chỉ cần khách hàng sẵn sàng trả tiền mua. Bắt đầu với một sản phẩm chỉ cần người sử dụng yêu thích!

Lý do lớn khiến khách hàng sẽ trả tiền để sử dụng sản phẩm của bạn là gì? Điều gì thực sự làm nên linh hồn sản phẩm của bạn?

4. Trải nghiệm người dùng không chỉ là giao diện người dùng: Nếu bạn cho rằng giao diện trông bắt mắt sẽ là một trải nghiệm người dùng tuyệt vời, thì bạn đã nhầm.

Trải nghiệm người dùng (UX) thực chất tập trung vào tính hữu ích, tính khả dụng, và có ý nghĩa với người sử dụng trong khi giao diện người dùng và thiết kế hình ảnh đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng có “vẻ ngoài” bắt mắt.

Sản phẩm của bạn thiên về tính hữu ích, tính khả dụng và có ý nghĩa hay thiên về hình thức bắt mắt?

5. Trải nghiệm người dùng là tất cả thuộc về người dùng: Trải nghiệm người dùng tập trung vào tính hữu ích, tính khả dụng, và có ý nghĩa đối với người dùng. Vì vậy, nếu bạn không thấu hiểu người dùng, bạn không thể làm thiết kế sản phẩm có ý nghĩa.

Không bao giờ là quá muộn để tìm kiếm những nhu cầu thật sự của người sử dụng, hãy đi và quan sát những gì người dùng làm trong ngày hoặc đề nghị cho bạn xem những gì họ làm. Bạn sẽ biết nhiều hơn về cách làm thế nào để thiết kế sản phẩm của bạn một cách hoàn toàn khác biệt. Hãy nhớ rằng, người dùng chắc chắn không phải là bà, là bố, là bạn gái, hay đồng nghiệp của bạn!

Liệu bạn đã tiếp xúc với ít nhất 10 người dùng thực tế và có tiềm năng chưa?

6. Sử dụng công cụ đồng cảm Empathy: Nhiều CEO khởi nghiệp tin rằng Axure và Photoshop là những công cụ trải nghiệm người dùng hữu ích nhất. Điều thú vị là, tất cả nhà khởi nghiệp đều lưu tâm về giao diện người dùng chứ không phải trải nghiệm người dùng!

Đã khi nào bạn nghe về một công cụ tuyệt vời có tên Empathy chưa? Empathy được các chuyên gia sáng tạo hàng đầu trên toàn thế giới sử dụng để thiết kế các sản phẩm tuyệt vời.

Vâng, tôi đang nói về sự đồng cảm của con người đơn thuần. Đồng cảm là khả năng nhận ra những trải nghiệm cảm xúc của người khác – người dùng. Bạn đồng cảm khi bạn cảm được những điều mà người khác đang cảm nhận, đó là những biểu cảm, hi vọng, khát khao và nỗi đau của họ.

Nếu cô lập trong cách làm, bạn sẽ chỉ tạo ra những sản phẩm mà không ai muốn sử dụng. Khi bạn đồng cảm với người dùng, bạn sẽ làm ra các sản phẩm tuyệt vời.

Bạn có thể kể 5 câu chuyện người dùng tuyệt vời vể sản phẩm của bạn?

7. Định hình concept trên giấy: Khi concept được xây dựng bằng một công cụ điểm ảnh chính xác hoàn hảo, phản hồi về nó từ người dùng chỉ là màu sắc, phông chữ và bố cục, chứ chẳng bao giờ đề cập tới concept.

Tuy nhiên, khi concept được phác hoạ trên giấy hoặc bảng trắng, người dùng sẽ phản hồi về lợi ích và tính hữu dụng của sản phẩm, đó là điều bạn thực sự cần! Nguyên mẫu được phác thảo trên giấy nhanh chóng, dễ dàng, liên hồi, và chi phí bằng 0. Thêm vào đó, bạn nhận được thông tin phản hồi về các khái niệm sản phẩm.

Khi đã định hình xong ý tưởng sản phẩm, sẽ là lúc bạn cần sử dụng đến các công cụ prototyping ban đầu để tạo ra các wireframes chi tiết.

8. Thiết kế liên hồi: Người làm marketing sử dụng các phép mô phỏng thị trường và phần mềm để kiểm thử. Người thiết kế cũng cần phải tiến hành kiểm thử để phát hiện vấn đề và hiệu chỉnh. Trong nghề thiết kế, việc kiểm thử được thực hiện với những người dùng thực ở các giai đoạn khác nhau của nguyên mẫu.

Các nhà thiết kế giỏi nhất thế giới luôn tuân thủ theo chu trình khép kín là thiết kế > kiểm thử người dùng > thiết kế. Nếu bạn không kiểm thử với người sử dụng thực, bạn sẽ không biết thiết kế có sai sót gì.

Kiểm thử sớm và kiểm thử thường xuyên sẽ cho bạn sự tự tin để xây dựng một sản phẩm thực sự hữu ích và khả dụng. Hãy từ bỏ thiết kế sơ khai nếu chúng không hiệu quả, đừng ngần ngại thiết kế lại. Liên hồi, liên hồi và liên hồi.

9. Khảo sát vô ích: Thật dễ khi hỏi người dùng với những câu hỏi “Bạn thích gì?”, “Điểm tốt và xấu của sản phẩm này là gì?”, hoặc “tôi có thể cải thiện sản phẩm bằng cách nào?”

Tất cả các câu hỏi trên sẽ cung cấp cho bạn ý kiến ​​của người sử dụng – rất cảm tính, không hề tốt đối với một sản phẩm mới. Vì vậy, hỏi ý kiến khách hàng là điều bạn KHÔNG BAO GIỜ phải làm!

Nếu khảo sát là những ý kiến ​​cảm tính, hãy ném kết quả đó vào thùng rác, đó là vị trí của chúng! Thứ bạn cần là tìm hiểu hành vi người dùng.

Thật sự rất khó để thiết kế sản phẩm bởi các nhóm tập trung. Hầu hết người ta không biết mình muốn gì cho đến khi bạn cho họ thấy sản phẩm.” – Steve Jobs

10. Làm thế nào để kiểm thử với người dùng: Để hiểu hành vi người dùng, nó khá là đơn giản. Thực hiện theo 7 bước đơn giản này, và bạn sẽ hiểu rõ hành vi của người sử dụng trong bất cứ thời điểm nào:

  1. Tạo một danh sách từ 3-5 nhiệm vụ quan trọng mà người dùng sẽ làm thường xuyên khi sử dụng sản phẩm của bạn. Các nhiệm vụ đó đại loại như tạo một hóa đơn, gửi lại hóa đơn, kiểm tra xem một hóa đơn đã được thanh toán chưa, và gửi lời nhắc nhở khi chậm thanh toán.

  2. Mời người dùng thực tới văn phòng của bạn, mỗi lần một người, và làm cho họ thật thoải mái.

  3. Cho người dùng thấy màn hình đầu tiên và yêu cầu họ hoàn thành nhiệm vụ 1. Khuyến khích họ luôn nói với bạn những gì họ đang làm.

  4. Chờ đợi và quan sát kỹ người dùng làm việc, không trả lời câu hỏi liên quan đến cách sử dụng của sản phẩm. Sau khi hoàn thành, có thể thành công hoặc gặp khó khăn, hãy đưa cho người dùng nhiệm vụ 2.

  5. Sau mỗi nhiệm vụ, đặt câu hỏi về lý do tại sao người dùng thực hiện theo cách đó, không hỏi về lí do thích hay không thích.

  6. Cuối cùng, tặng một món quà nhỏ cho người sử dụng, có thể là một tách cà phê và một ít bánh quy.

  7. Đừng lo lắng về việc phân tích, tâm trí của bạn được kết nối với một số ý tưởng để giải quyết vấn đề!

Bây giờ bạn đã thuộc nhóm người hiểu được mặt tốt của kiểm thử tính khả dụng (UT), hứa với tôi là bạn sẽ làm điều này thường xuyên với sản phẩm của bạn.

Bạn có thể sử dụng WebEx cho người dùng từ xa. Và bạn không cần đến nguyên mẫu thật, bạn có thể sử dụng nguyên mẫu trên giấy dễ dàng chỉ cần tiếp tục đẩy màn hình tiếp theo trên màn hình hiện tại.

11. Phân tích kết hợp với kiểm thử tính khả dụng: Phân tích là một cách tuyệt vời để biết người dùng đến từ đâu, những gì người dùng đã làm, và nơi mà người dùng rời đi. Phân tích là một điểm khởi đầu để xác định khả năng sử dụng.

Tuy nhiên, phân tích sẽ không cần thiết khi bạn muốn hiểu lý do cho hành vi của người sử dụng: tại sao người dùng đến, tại sao người dùng làm những việc họ đang làm, và tại sao người dùng lại không làm việc gì đó. Kiểm thử tính khả dụng là một công cụ tốt để hiểu được lý do của hành vi người dùng, bây giờ bạn đã trở nên chuyên nghiệp!

12. Tôi phụ thuộc vào phản hồi người dùng: Người dùng gọi điện thoại hoặc gửi email khi họ gặp vấn đề không thể giải quyết thấu đáo. Hầu hết người dùng không bận tâm đến việc gửi phản hồi, họ chỉ từ bỏ sản phẩm của bạn. Bạn sẽ không bao giờ có thể tìm thấy hiệu quả sử dụng lớn hoặc giải pháp thay thế nhiệm vụ với phản hồi người dùng.

Kiểm thử tính khả dụng giúp bạn gần gũi hơn với người sử dụng và hiểu các vấn đề thực tế rất sớm. Bạn sẽ giải quyết được một lượng lớn các vấn đề trước khi phát hành sản phẩm, giúp bạn tránh được rất nhiều vấn đề đau đầu sau này.

13. Phác hoạ cấu trúc khung sườn (Wireframes) bằng Keynote hoặc Powerpoint: Tôi đã thực hiện nguyên mẫu trên giấy và tôi đã thử nghiệm chúng – người dùng yêu thích sản phẩm của tôi, bây giờ liệu tôi có thể sử dụng các công cụ tạo mẫu UX?

Bạn có thể sử dụng, đây là thời điểm để sử dụng tất cả các công cụ tạo mẫu tốt nhất. Vấn đề quan trọng trong giai đoạn này là thông tin phản hồi từ các bên liên quan – khách hàng, người sử dụng, chuyên gia… Vì vậy, chọn một công cụ sẽ giúp thu thập phản hồi rất tốt.

Các công cụ cung cấp cho bạn giá trị tối đa trong giai đoạn này là Keynote (trên Mac) hoặc PowerPoint. Bạn có thể chi tiết hoá thiết kế của bạn rất tốt bằng cả hai công cụ. Điểm tốt nhất là bạn có thể gửi đến nhiều người cùng lúc để xem xét một cách dễ dàng, và bất cứ ai trong nhóm của bạn cũng có thể cùng xem xét.

14. 5 câu hỏi giao diện người dùng cần hỏi: Tuân thủ các nguyên tắc thiết kế và luôn theo sát thiết kế trực quan tốt nhất.

Đừng quên hỏi 5 câu hỏi sau đây trong mỗi màn hình tương tác với người dùng để có được một sản phẩm thực sự hữu dụng:

  1. Người dùng đang cần thông tin gì để hoàn thành nhiệm vụ/ nhiệm vụ phụ / lĩnh vực này?

  2. Cần làm gì để có thể cung cấp các thông tin còn thiếu?

  3. Các bước tiếp theo khả dĩ nhất mà người dùng sẽ thực hiện là gì?

  4. Chúng ta có thể giúp đỡ / hướng dẫn người dùng thực hiện bước dự tính tiếp theo bằng cách nào?

  5. Người dùng đang ở đâu và sẽ được gì sau khi hoàn thành nhiệm vụ này?

Dịch từ: UX 101 for startups

Comments