Teracy's Blog

Get experience shared!

Cách Tiếp Cận Tinh Gọn để Thẩm định Sản Phẩm (Phần 1)

Một trong những rủi ro lớn nhất khi xây dựng sản phẩm đó là xây dựng những điều sai. Bạn sẽ mất hàng tháng trời (thậm chí hàng năm) để xây dựng sản phẩm đó, chỉ tới khi nhận ra bạn không thể hoàn thành sản phẩm.

Tại Hanno, chúng tôi thấy điều này xảy ra thường xuyên. Đó là lí do tại sao chúng tôi đã tập hợp thành cuốn sách “Thẩm định tinh gọn” (Lean Validation Playbook).

TẠI SAO CHÚNG TA CẦN THẨM ĐỊNH TINH GỌN

Trong trường hợp này, thẩm định tinh gọn nghĩa là bạn sẽ đi lướt nhanh để xác định bạn sẽ làm sản phẩm gì và làm như thế nào với nguồn lực càng ít càng tốt. Nguồn lực này có thể bao gồm thời gian, tiền bạc và công sức. Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn là chủ trương của Eric Reis, người có ảnh hưởng rất lớn đến cách chúng ta làm việc thông qua cuốn sách của ông “Khởi nghiệp tinh gọn”.

Trong phần hướng dẫn ngắn này, bạn sẽ học được cách thẩm định sự phù hợp của sản phẩm với thị trường, khảo sát người dùng và sản phẩm dùng thử. Mục đích để đảm bảo ý tưởng sản phẩm đó khả thi, điều này giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn.

Cuối quá trình, bạn sẽ có thể tập trung vào việc xây dựng sản phẩm và tự tin rằng bạn có cơ hội thành công cao hơn!

Bạn đã sẵn sang chưa? Chúng ta bắt đầu nhé.

Quy Trình Tiến Hành

Quy trình thẩm định tinh gọn gồm có 4 bước riêng biệt. Chỉ khi bạn đã thực hiện tất cả 4 bước bạn mới có thể tự tin rằng ý tưởng sản phẩm đáng để phát triển.

1. Thẩm định vấn đề

Vấn đề gặp phải có đáng để xử lí không? Nếu người dùng không nghĩ đây là vần đề chính thì bạn có thể không cần đưa ra giải pháp.

2. Đánh giá thị trường

Một số người dùng có thể đồng ý rằng đây là vấn đề đáng để xử lí. Nhưng liệu có đủ để sản phẩm của bạn có chỗ đứng trên thị trường?

3. Thẩm định sản phẩm

Vấn đề có thể tồn tại nhưng sản phẩm của bạn có thực sự xử lí được vấn đề đó?

4. Thẩm định sự sẵn lòng chi trả

Có thể thị trường có nhu cầu và sản phẩm của bạn rất tuyệt vời. Nhưng liệu mọi người có sẵn sằng trả tiền mua sản phẩm đó không?

ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU Ý TƯỞNG CỦA BẠN ĐÁP ỨNG TẤT CẢ BỐN TIÊU CHÍ TRÊN?

Nếu ý tưởng đáp ứng cả bốn tiêu chí thẩm định thì bạn có thể thoải mái phát triển sản phẩm nếu bạn muốn. Nhưng bạn có thể cân nhắc kỹ hơn thay vì chọn phát triển sản phẩm luôn.

Qua quá trình thẩm định tinh gọn, bạn chắc chắn nhận được rất nhiều thông tin phản hồi từ người sử dụng. Với sự hiểu biết sâu sắc hơn, bạn sẽ nhận ra có cơ hội giải quyết tốt hơn. Trong trường hợp này, bạn sẽ thấy dễ dàng để tập trung vào sản phẩm.

Nếu bạn làm theo cách này, bạn có thể lặp lại quá trình thẩm định tinh gọn với ý tưởng sản phẩm đã cải tiến.

Dù bằng cách nào, bạn có thể tự tin rằng bạn đang có một ý tưởng tốt để phát triển sản phẩm.

Thẩm Định Vấn Đề

Cho dù bạn có tự tin về ý tưởng sản phẩm như nào chăng nữa thì điều đầu tiên bạn cần là xác định liệu vấn đề đó có thực sự cần giải quyết. Để làm được điều này, lựa chọn tốt nhất của bạn là nói chuyện trực tiếp với người sử dụng tiềm năng. Trọng tâm ở đây là về việc đánh giá chất lượng các ý tưởng sản phẩm.

Đầu tiên, chúng ta bắt đầu với một số lượng nhỏ người dùng đại diện phù hợp và xác định xem vấn đề đó họ có gặp phải không. Sau đó chúng ta tối ưu hóa và xác định vấn đề này với nhiều người dùng hơn và ở quy mô lớn hơn.

Những điều bạn thu được từ các cuộc phỏng vấn này sẽ giúp bạn tự tin để thúc đẩy ý tưởng của mình tiến xa hơn. Hoặc nó cũng sẽ cho bạn thấy rằng bạn cần phải đào sâu ý tưởng khi bạn tìm hiểu thêm những vấn đề cơ bản thực sự.

Ba kỹ thuật được miêu tả dưới đây có thể dùng riêng biệt, nhưng chúng tạo thành một bộ các phương pháp có thể cung cấp một hình ảnh tốt hơn về vấn đề mà bạn đang cố gắng thẩm định.

PHƯƠNG PHÁP 1: TÌM NĂM NGƯỜI THAM GIA THỬ NGHIỆM

Việc tìm được ít nhất 5 người nói rằng họ muốn sử dụng sản phẩm giả thuyết của bạn là một dấu hiệu hợp lý chỉ ra rằng bạn có vấn đề rất đáng giải quyết. Trong khi điều này cũng không nhất thiết đảm bảo được vấn đề thực sự tồn tại hay giải pháp đề xuất của bạn là tốt hoặc đáng giá, nhưng đó là cách đơn giản nhất để bắt đầu thẩm định vấn đề của bạn.

Dưới đây là một ví dụ từ Rob Walling, nhà sáng lập công cụ thư thương mại Drip:

“Tôi muốn tìm 10 người có thể sẵn sàng trả một số tiền nhất định để mua sản phẩm khi nó đã hoàn thiện. Điều này buộc tôi không phải chỉ suy nghĩ về tính năng, mà còn phải chắt lọc những ý tưởng để có được giá trị cốt lõi của nó: đây là lý do duy nhất một người nào đó sẽ sẵn sàng trả tiền cho tôi để mua sản phẩm. Tôi gửi email nói về giá trị cốt lõi ý tưởng của mình cho 17 người mà tôi biết hoặc ít nhất là có nghe nói họ gặp vấn đề tương tự. Bằng cách này, tôi không chỉ có khách hàng đầu tiên có thể cung cấp cho tôi thông tin phản hồi chi tiết về cách công cụ Drip hoạt động, mà tôi còn có được sự khởi đầu cho nền tảng doanh thu ban đầu để sử dụng phát triển sản phẩm.”

Nếu bạn có thể xây dựng một mối quan hệ tốt với những người sử dụng này và lưu giữ thông tin liên lạc của họ, họ thậm chí có thể sẵn sàng là năm khách hàng đầu tiên của bạn.

PHƯƠNG PHÁP 2: PHỎNG VẤN NGƯỜI SỬ DỤNG

Bằng cách ngồi xuống và nói chuyện với người dùng, bạn sẽ có thể hiểu nhiều hơn về vấn đề của bạn và người dùng của bạn. Trọng tâm ở đây là để hiểu những động cơ và nhu cầu của mỗi người dùng tiềm năng mà bạn nói chuyện và sử dụng thông tin phản hồi để cải thiện sản phẩm.

Lý tưởng nhất, bạn sẽ muốn có cả một người phỏng vấn và một ngưới quan sát có trong buổi phỏng vấn. Trong khi người phỏng vấn trao đổi với người sử dụng, người quan sát sẽ ghi chép.

Một số hoạt động tốt cho một cuộc phỏng vấn hiệu quả bao gồm việc khuyến khích người tham gia chia sẻ kinh nghiệm trong quá khứ cũng như nhu cầu và thách thức hiện tại của họ. Hỏi người tham gia đã cố gắng như nào để giải quyết vấn đề cụ thể này trong quá khứ và kết quả đạt được. Nói về điều này theo quan điểm cá nhân cho phép người tham gia biểu lộ cảm xúc, điều này cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về động cơ người dùng và giúp bạn đồng cảm với nhu cầu của họ.

Ngoài ra, tránh hỏi người được phỏng vấn muốn điều gì. Thật khó cho người được phỏng vấn chia sẻ chính xác họ muốn gì. Sẽ dễ dàng hơn để người được phỏng vấn nói với bạn những gì họ đang cố gắng để đạt được và bạn có thể hỏi về động cơ của họ sau cuộc phỏng vấn này. Có được những thông tin này cho phép bạn đánh giá liệu ý tưởng sản phẩm của bạn có giải quyết được nhu cầu cụ thể đó không hay liệu bạn cần phải sửa đổi ý tưởng một chút để giải quyết được vấn đề cấp bách hơn.

Một vấn đề nữa trong phỏng vấn người dùng đó là các câu hỏi mang tính hướng dẫn, gợi ý. Đây là những câu hỏi được đặt ra với những giả định của người phỏng vấn, có thể dẫn đến kết quả sai. Hãy giữ các câu hỏi khách quan và kết thúc mở – kiểu như, “Ấn tượng của bạn khi sử dụng tính năng X là gì?” thay vì “Mức độ dễ dàng để sử dụng tính năng X để điều hướng ra sao?”. Chúng tôi đã biên soạn những chỉ dẫn hữu ích hơn để thực hiện tốt nhất cho các cuộc phỏng vấn người sử dụng.

PHƯƠNG PHÁP 3: NGHIÊN CỨU VỀ BẢN NGÃ

Bản ngã thường được mô tả như là quá trình khám phá điều chưa biết. Trong nghiên cứu bản ngã, bạn sẽ đóng vai trò của nhà thám hiểm dũng cảm và đi du lịch để khám phá môi trường làm việc cũng như môi trường sống thực tế của người dùng. Đây là hình thức nghiên cứu rất tốt để quan sát và tìm hiểu về hành vi (Bạn làm gì?), động lực (Tại sao bạn làm điều đó?) và nhận thức (Làm thế nào để bạn nghĩ về những gì bạn cần và những gì bạn làm?).

Phương pháp này đưa ra cái nhìn sâu sắc vào bối cảnh, có thể là khó khăn để có được kết quả, song là phương pháp kiểm tra chính thức. Tìm hiểu về bối cảnh này giúp chúng ta hiểu những ảnh hưởng đến kinh nghiệm người dùng, đặc biệt là bên ngoài điều kiện phòng thí nghiệm, cuộc phỏng vấn và kiểm tra được giám sát.

Chìa khóa ở đây là để phát hiện và nắm bắt được khoảnh khắc trong khi khám phá những động cơ thúc đẩy của người sử dụng.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang xây dựng một sản phẩm để cải thiện phong thái làm việc của nhân viên văn phòng. Nghiên cứu môi trường tự nhiên sẽ là một công cụ có giá trị, thậm chí còn giá trị hơn so với các cuộc phỏng vấn người sử dụng. Bạn sẽ tự đặt mục tiêu cho mình là đến tận các văn phòng để quan sát người dùng, và xem liệu vấn đề còn tồn tại hay không. Bạn cũng có thể tới quan sát một loạt các cơ quan khác nhau, văn phòng khởi nghiệp, không gian làm việc nhóm, cũng như các văn phòng lớn điển hình.

Tiến hành nghiên cứu môi trường tự nhiên sẽ giúp bạn xem liệu vấn đề có tồn tại và thậm chí có thể phát hiện ra những vấn đề mới để bạn có thể đào sâu các ý tưởng. Nghiên cứu môi trường tự nhiên là một lĩnh vực phức tạp mà có thể đi xa hơn những gì chúng tôi đã đề cập đến cho đến nay. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này bằng cách đọc thêm về nó tại đây.

TẠI SAO NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀY QUAN TRỌNG?

Bằng cách tập trung vào nghiên cứu người sử dụng, bạn có thể tránh được những sai lầm phổ biến như việc giả định các vấn đề bạn đang đối phó cũng là vấn đề của người khác gặp phải. Thông thường, chúng ta hay gặp những tình huống chẳng hạn như một nhà thiết kế nói rằng:“Tôi giả định là người dùng cuối, vì vậy sẽ là an toàn khi thiết kế một cái gì đó dựa trên nhu cầu của riêng tôi. Dù ý tưởng của tôi là gì đi nữa thì ý tưởng đó sẽ phù hợp với những khuôn mẫu cho những người dùng khác. “Hãy nhớ rằng bạn không phải là người dùng của bạn. Bởi vì bạn biết quá rõ các vấn đề của sản phẩm, những giải pháp dường như là hoàn hảo với bạn lại có thể là giải pháp tồi tệ đối với hầu hết người dùng. Giải quyết các vấn đề mà bạn đã xác định cũng có nghĩa rằng bạn đã dành thời gian đáng kể tìm hiểu các chủ đề và có thể hiểu nó sâu hơn so với người dùng bình thường. Quan điểm của bạn về vấn đề này ngay bây giờ chỉ là ý kiến chủ quan, hơn tất cả đó là lí do tại sao bạn cần sử dụng ý kiến từ người sử dụng, để đảm bảo bạn đang giải quyết vấn đề đó một cách thực tế chứ không phải chỉ là từ ý kiến chủ quan của bạn.

(Mời bạn xem tiếp phần 2)

Dịch từ: A lean apprroach to product validation

Comments